Warning: session_start(): Cannot start session when headers already sent in /home/efvwrolzhosting/public_html/blogketoan.com/wp-content/themes/ouachitaadventures/functions.php on line 6
Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốnBlog kế toán
                                           

Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là một trong những chỉ tiêu thông dụng trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn giúp cho việc quản trị doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn. Họ có thể xác định được loại sản phẩm nên sản xuất, mức sản lượng phù hợp và xây dựng kết cấu chi phí cố định với chi phí biến đổi hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu điểm hòa vốn là gì và cách tính điểm hòa vốn đơn giản, nhanh chóng.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là điểm chỉ mức sản lượng hoặc giá thành mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Có hai loại điểm hòa vốn là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn kinh tế (điểm hòa vốn trước lãi vay) là điểm mà doanh thu bán hàng và tổng chi phí sản xuất bằng nhau. Tại điểm hòa vốn kinh tế, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận trước lãi vay và thuế bằng không.

Điểm hòa vốn tài chính (điểm hòa vốn sau lãi vay) là điểm mà doanh thu bán hàng và chi phí gồm lãi vay phải trả bằng nhau. Tại điểm hòa vốn tài chính thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhà thầu đơn giản, nhanh chóng

Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

Điểm hòa vốn là công cụ để các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả trong việc quản trị. Trong kinh doanh, điểm hòa vốn có tính ứng dụng cao:

  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Nhờ cách tính điểm hòa vốn, chúng ta có thể dễ dàng thấy được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu điểm hòa vốn lớn tức là mức sản lượng cần đạt để hòa vốn lớn thể hiện cấu trúc chi phí chưa hợp lý hoặc giá bán quá thấp, không thu được vốn.
  • Quyết định giá cả: Từ điểm hòa vốn, doanh nghiệp có thể xác định giá bán sản phẩm phù hợp để làm sao cho doanh nghiệp không bị lỗ.
  • Lập kế hoạch và dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ nhìn vào điểm hòa vốn để lập kế hoạch tài chính và dự đoán doanh thu. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định cụ thể số sản phẩm cần bán để đạt được mục tiêu trong kế hoạch đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá được rủi ro.
  • Đầu tư: Nhà đầu tư sử dụng điểm hòa vốn để đánh giá rủi ro khi đầu tư vào một doanh nghiệp.
  • Quản lý chi phí: Điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp nhận thức được sự quan trọng của việc quản lý chi phí. Giảm chi phí có thể giúp giảm điểm hòa vốn và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hòa vốn nhanh hơn, sớm có được lợi nhuận hơn.
Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn

Quá trình phân tích điểm hòa vốn thường gắn liền với các giả định nên sẽ gây ra một chút khó khăn khi đi vào thực tế:

  • Giả định giá bán không đổi ở mọi sản lượng: Trong thực tế thì điều này không hợp lý vì khi nhà cung cấp bán ra một số lượng sản phẩm nào đó thì giá bán sẽ tự nhiên thay đổi theo quy luật cung – cầu của thị trường.
  • Giả định khối lượng sản xuất và bán hàng là như nhau: Thực tế thì mỗi doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
  • Phân tích điểm hòa vốn khó áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm vì chi phí biến đổi tính trên từng sản phẩm là khác nhau. Thực tế thì các doanh nghiệp hiện nay thường có danh mục sản phẩm khá đa dạng nên việc sử dụng điểm hòa vốn là không khả quan.
  • Phân tích điểm hòa vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ nên dễ xảy ra sai sót nếu có lạm phát cao.
Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn

Một số lưu ý khi phân tích điểm hòa vốn

Cách tính điểm hòa vốn

Cách tính điểm hòa vốn như sau:

Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/ (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm)

Tại điểm hòa vốn thì:

Doanh thu hòa vốn = Điểm hòa vốn x Đơn giá bán

Trong đó:

  • Chi phí cố định là chi phí không đổi theo số lượng sản phẩm như khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà, tiền thuê tài sản, lãi vay,…
  • Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
Cách tính điểm hòa vốn

Cách tính điểm hòa vốn

Ví dụ về điểm hòa vốn

Tại một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bút máy có các thông tin tháng 1/N như sau:

  • Chi phí cố định là 70.000.000đ
  • Chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 40.000đ
  • Đơn giá một chiếc bút là 110.000đ

Tính số lượng bút cần bán để hòa vốn?

Ví dụ về điểm hòa vốn

Ví dụ về điểm hòa vốn

Trong bài này, ta áp dụng công thức:

Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/ (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm) = 70.000.000/(110.000 – 40.000) = 1000 chiếc bút

Vừa rồi là những thông tin về điểm hòa vốn và cách tính điểm hòa vốn giúp bạn giải đáp thắc mắc “điểm hòa vốn là gì?” Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể có thêm hiểu biết về một trong những công cụ trong kinh doanh này.

Rate this post

Related Posts