Khấu trừ thuế là gì? Những điều cần biết về khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong công tác  kế toán doanh nghiệp. Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khấu trừ thuế. Vậy cụ thể khấu trừ thuế là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé!

Khấu trừ thuế là gì?

“Khấu trừ thuế” là tên gọi của phương pháp khấu trừ áp dụng cho các loại thuế. Theo đó, người chịu thuế không phải người đi nộp thuế. Số tiền thuế đánh vào sẽ được trừ vào chi phí mua hàng hoặc thu nhập của người chịu thuế.

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ áp dụng cho các loại thuế

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ áp dụng cho các loại thuế

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì các loại thuế được khấu trừ gồm có thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế doanh nghiệp.

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Khấu trừ thuế GTGT là cách xác định số thuế cần phải nộp lại Nhà nước trên mỗi đơn vị sản phẩm tính thuế. Phần tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về khấu trừ thuế GTGT.

Thế nào là khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Khấu trừ thuế GTGT là hoạt động xác định thuế phải nộp dựa trên phần chênh lệch của thuế GTGT đầu ra với thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp. Thuế GTGT đầu vào là thuế đánh trên hàng hóa mua vào của doanh nghiệp, do doanh nghiệp chịu thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp bán lại hàng hóa đó cho khách hàng thì khách hàng sẽ phải chịu phần thuế đó.

Như vậy, thuế GTGT mà doanh nghiệp cần nộp = Thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào

Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT được khấu trừ tính trên số lượng hàng hóa doanh nghiệp mua vào. Ngược lại, khấu trừ thuế GTGT đầu ra là khấu trừ tính trên số lượng hàng hóa doanh nghiệp bán ra cho khách hàng.

Thuế GTGT đầu vào là thuế đánh trên hàng hóa mua vào

Thuế GTGT đầu vào là thuế đánh trên hàng hóa mua vào

Ví dụ: Công ty NT nhập lô hàng với giá 500 triệu đống, thuế suất thuế GTGT là 10%. Như vậy, thuế GTGT của lô hàng đó là 50 triệu đồng. Công ty NT bán lô hàng đó cho công ty A giá 600 triệu đồng, công ty A phải nộp thuế GTGT là 60 triệu đồng.

Lúc này, thuế GTGT mà công ty NT phải nộp vào Ngân sách nhà nước là 60 triệu – 50 triệu = 10 triệu. Đây gọi là khấu trừ thuế GTGT.

Vai trò của khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế là phương pháp xác định thuế GTGT trong từng hoạt động của quy trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nhờ có khấu trừ mà Nhà nước hạn chế được tình trạng thất thu thuế.

Áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giúp củng cố bản chất của thuế GTGT là đánh vào người tiêu thụ hàng hóa – dịch vụ cuối cùng. Bên cạnh đó, hoạt động khấu trừ thuế cũng có tác dụng đơn giản hóa quy trình quản lý và thu thuế.

Khấu trừ thuế có tác dụng đơn giản hóa quy trình quản lý và thu thuế

Khấu trừ thuế có tác dụng đơn giản hóa quy trình quản lý và thu thuế

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế GTGT áp dụng với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tối thiểu là 1 tỷ mỗi năm. Hoạt động khấu trừ thuế GTGT áp dụng với các loại hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn những điều kiện sau:

  • Có hóa đơn mua bán hợp lệ và hợp pháp
  • Có chứng từ xác nhận thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng
  • Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT nếu hàng hóa dịch vụ được nhập khẩu
  • Đối với các loại hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng, nếu bên mua thanh toán qua ngân hàng và cung cấp được chứng từ xác nhận của ngân hàng. Nếu bên mua thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.

Thủ tục khấu trừ thuế GTGT

Một doanh nghiệp nếu muốn được khấu trừ thuế thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Hóa đơn mua bán hợp lệ của các loại hàng hóa dịch vụ.
  • Chứng từ xác minh giao dịch hợp pháp từ ngân hàng của cả bên mua và bên bán khi mua vào các loại hàng hóa dịch vụ.
  • Hợp đồng bán hoặc gia công hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, chứng từ giao dịch hợp pháp của ngân hàng đối với các loại hàng hóa dịch vụ xuất khẩu đi nước ngoài.
Cần cung cấp chứng từ khi muốn khấu trừ thuế

Cần cung cấp chứng từ khi muốn khấu trừ thuế

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được khấu trừ thuế GTGT

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được khấu trừ thuế sẽ được hưởng một số quyền lợi như:

  • Được quyền lập hồ sơ đề nghị khấu trừ thuế với các loại hàng hóa dịch vụ
  • Đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  • Số tiền thuế GTGT phải nộp sẽ được tính theo đúng quy định
  • Có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với các hành vi khấu trừ thuế sai quy định của cán bộ và cơ quan thu thuế

Bên cạnh quyền lợi, doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau với Nhà nước:

  • Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ, hồ sơ mà cơ quan thuế yêu cầu
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định về kế toán – hóa đơn – chứng từ nhằm xác định thuế GTGT được khấu trừ một cách chính xác nhất

Nguyên tắc khấu trừ thuế

  • Đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, biếu tặng hoặc khuyến mãi: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ kể cả thuế GTGT đầu vào tổn thất mà không được nhận bồi thường (trong trường hợp thiên tai, lũ lụt, động đất).
  • Đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế (ngoại trừ hoạt động viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, hoạt động khai thác dầu khí): Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Đối với các loại tài sản cố định, máy móc thiết bị sử dụng cho mục đích sản xuất vũ khí quốc phòng, dùng cho tổ chức tín dụng: Thuế GTGT đầu vào phải tính dựa trên nguyên giá của tài sản hoặc chi phí được trừ và không được khấu trừ.
  • Đối với các trường hợp hóa đơn sai sót, không có mã số thuế, địa chỉ cụ thể của bên bán, bên mua, hóa đơn bị khai khống, bị tẩy xóa,…: Không khấu trừ thuế GTGT.
  • Đối với hoạt động mua hàng hóa dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần trong ngày khiến tổng giá trị giao dịch lớn hơn 20 triệu: Chỉ khấu trừ thuế đầu vào sẽ chỉ áp dụng cho những giao dịch thực hiện qua ngân hàng và có chứng từ rõ ràng.
Không khấu trừ thuế với hàng hóa không có hóa đơn

Không khấu trừ thuế với hàng hóa không có hóa đơn

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhà thầu đơn giản cho cá nhân và doanh nghiệp

Những thắc mắc liên quan đến khấu trừ thuế

Làm sao để xử lý hóa đơn thanh toán trên 20 triệu bằng tiền mặt?

Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định nếu doanh nghiệp thanh toán đơn hàng có giá trị trên 20 triệu đồng bằng hình thức tiền mặt thì phải kê khai và điều chỉnh giảm chi phí với tổng giá trị đơn hàng đã thanh toán tiền mặt.

Mua hàng nhưng có thêm phí và lệ phí thì có cần phải kê khai để khấu trừ thuế GTGT hay không?

Với các hóa đơn có thu phí hoặc lệ phí thì doanh nghiệp chỉ kê khai phần chịu thuế còn phần phí và lệ phí không chịu thuế thì phải ghi riêng ra và không khấu trừ.

Những thắc mắc về khấu trừ thuế

Những thắc mắc về khấu trừ thuế

Hóa đơn giao dịch trị giá dưới 20 triệu nhưng giao dịch nhiều lần trong ngày thì có được thanh toán bằng tiền mặt không?

Trong trường hợp này, tổng giá trị hóa đơn sẽ lớn hơn 20 triệu nên bên mua cần thanh toán bằng hình thức chuyển khoản và phải có chứng từ xác minh giao dịch từ ngân hàng. Những đơn hàng được chuyển khoản sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào còn hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt thì không.

Vừa rồi là những thông tin vô cùng hữu ích về hoạt động khấu trừ thuế trong doanh nghiệp. Và đó cũng chính là câu trả lời giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi “khấu trừ thuế là gì”. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của hoạt động khấu trừ thuế GTGT.

Rate this post

Related Posts