Kế toán trưởng có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Kế toán là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán chính là kế toán trưởng. Vậy kế toán trưởng là gì? Họ có vai trò như thế nào đối với công ty? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nhiệm vụ và công việc của kế toán trưởng nhé!

Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng trong tiếng anh gọi là Chief Accountant. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, đứng đầu bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức hoặc đơn vị. Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát công việc của kế toán và thuộc quyền quản lý của giám đốc tài chính nếu làm việc trong công ty có quy mô lớn.

Kế toán trưởng à một vị trí quản lý cấp cao

Kế toán trưởng à một vị trí quản lý cấp cao

Vai trò chính của kế toán trưởng chính là quản lý, phụ trách thực hiện chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người đứng đầu bộ phận kế toán còn tham gia định hướng và tham mưu phát triển các vấn đề tài chính và đưa ra kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp.

Quy định về kế toán trưởng trong Pháp luật Việt Nam

Do có vai trò hết sức quan trọng trong các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nên kế toán trưởng cũng cần phải tuân thủ một số quy định theo Pháp luật Việt Nam. Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP được trích trong Luật kế toán đã quy định như sau:

  1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngày kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
  2. Phụ trách kế toán:
  3. a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
  4. b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Kế toán trưởng phải theo tiêu chuẩn và điều kiện theo luật số 88/2015/QH13 điều 54 như sau:

  1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  3. b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  4. c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  5. d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
  6. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, người đứng đầu bộ phận kế toán đảm nhận trách nhiệm quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính,… ở mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Họ có vai trò chủ chốt trong việc quản lý và theo dõi tình hình tài chính, từ đó cân đối tài chính cho toàn bộ doanh nghiệp.

Kế toán trưởng phải theo dõi toàn bộ tình hình tài chính của công ty

Kế toán trưởng phải theo dõi toàn bộ tình hình tài chính của công ty

Người đứng đầu bộ phận kế toán luôn có chuyên môn kế toán tốt nên họ sẽ đóng vai trò đề xuất chiến lược phát triển sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị. Ngoài ra, kế toán trưởng còn phải thường xuyên kiểm tra sát sao các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính pháp lý và giảm rủi ro hư hỏng hay thiệt hại về tài sản.

Với các nghiệp vụ tài chính, người đứng đầu bộ phận kế toán có vai trò tham mưu, đề xuất phương pháp quản lý, giải quyết các sự vụ tài chính của công ty. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ được quản lý chặt chẽ và tăng khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng

Quản lý bộ phận kế toán

Kế toán trưởng là người đứng đầu, có thẩm quyền cao nhất tại bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị. Khi doanh nghiệp, xảy ra bất cứ vấn đề tài chính nào thì họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Do đó, người đứng đầu của bộ phận kế toán cũng phải có nhiệm vụ đào tạo và nâng cấp kỹ năng của các kế toán viên trong bộ phận.

Kế toán trưởng phải quản lý bộ phận kế toán

Kế toán trưởng phải quản lý bộ phận kế toán

Bên cạnh đó, người đứng đầu bộ phận kế toán cũng cần phải nắm bắt được những giao dịch với đối tác, biết cách áp dụng công nghệ vào công việc nhằm tăng hiệu suất và giảm chi phí cho toàn bộ doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.

Giảm sát hoạt động quyết toán

Quyết toán là hoạt động định kỳ diễn ra vào cuối năm thường gắn với các khoản thu, chi và kiểm kê tài sản. Hoạt động quyết toán có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp nên kế toán trưởng có vai trò giám sát chặt chẽ quy trình này.

Thông qua quá trình giám sát hoạt động quyết toán, họ sẽ có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh và đề xuất giải pháp để tối ưu chi phí nhằm mang lại lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.

Lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là biên bản tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cuối mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm. Mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra yêu cầu về người lập báo cáo tài chính khác nhau, có thể yêu cầu kế toán viên làm hoặc chính kế toán trưởng làm để trình lên ban giám đốc.

Phân tích và dự báo nguồn tài chính

Phân tích và dự báo nguồn tài chính là công việc vô cùng quan trọng mà kế toán trưởng phải làm. Theo đó, họ sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế cùng với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra những dự báo chính xác nhất về nguồn tài chính.

Phân tích và dự báo là công việc quan trọng của kế toán trưởng

Phân tích và dự báo là công việc quan trọng của kế toán trưởng

Nhờ những số liệu mà kế toán trưởng đưa ra, những người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có cơ sở để quyết định có nên đầu tư hay không, nên duy trì hay cắt bớt một phần nguồn vốn. Bên cạnh đó, từ quá trình dự báo nguồn tài chính, người đứng đầu bộ phận kế toán cũng sẽ dự báo được rủi ro giúp doanh nghiệp giảm tổn thất.

Lộ trình trở thành kế toán trưởng

Để có thể làm việc với tư cách là kế toán trưởng, một nhân viên kế toán cần phải trải qua 3 vị trí là nhân viên kế toán, kế toán tổng hợp và cuối cùng là kế toán trưởng.

Vị trí đầu tiên khi chính thức bắt đầu làm việc tại bộ phận kế toán của một doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nào đó là nhân viên kế toán bộ phận. Có nghĩa là, bước đầu tiên để trở thành kế toán trưởng chính là làm kế toán thuế, kế toán kho, kế toán tiền lương,…

>>> Xem thêm: Kế toán kho là gì? Công việc của kế toán bán hàng

Tiếp theo, khi đã tích lũy được 3 đến 5 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán bộ phận thì một kế toán có thể thăng tiến lên kế toán tổng hợp. Vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp các công việc cho kế toán trưởng.

Kế toán trưởng bắt đầu từ nhân viên kế toán

Kế toán trưởng bắt đầu từ nhân viên kế toán

Sau khi có những kinh nghiệm nhất định về nghề kế toán cùng với khối lượng kiến thức kế toán và chuyên môn, nghiệp vụ thì kế toán tổng hợp sẽ có khả năng được thử sức với vị trí kế toán trưởng.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh kế toán trưởng và công việc của kế toán trưởng trong doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về nghề kế toán và có mục tiêu phù hợp với bản thân.

 

Rate this post

Related Posts