Warning: session_start(): Cannot start session when headers already sent in /home/efvwrolzhosting/public_html/blogketoan.com/wp-content/themes/ouachitaadventures/functions.php on line 6
So sánh IFRS và VAS. Vì sao nên áp dụng IFRS thay vì VAS?Blog kế toán
                                           

So sánh IFRS và VAS. Vì sao nên áp dụng IFRS thay vì VAS?

Theo quyết định số 345/QĐ-BTC từ Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải áp dụng IFRS sau năm 2025 thay vì VAS như hiện tại. Kể từ năm 2022 đã có nhiều doanh nghiệp tự nguyện áp dụng chuẩn mực này. Vậy IFRS và VAS có gì khác biệt mà lại cần phải thay đổi như vậy? Cùng chúng tôi so sánh IFRS và VAS trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về IFRS và VAS

IFRS là gì?

IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế IASB. IFRS ra đời đã xây dựng nên một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC áp dụng cho các công ty đại chúng.

IFRS là gì?

IFRS là gì?

IFRS từ lâu đã được xem là ngôn ngữ chung trong lĩnh vực kế toán phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ có IFRS mà việc diễn giải và lập BCTC tại các doanh nghiệp trên toàn cầu trở nên đồng bộ với nhau.

VAS là gì?

VAS là chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đây cũng là một loại chuẩn mực BCTC nhưng chỉ được sử dụng tại Việt Nam do Bộ Tài chính hệ thống và quy định. Các nội dung trên VAS cũng được xây dựng dựa trên IFRS, IAS và có thay đổi để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. VAS ra đời đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp  cho nền kinh tế.

So sánh IFRS và VAS

Nguyên tắc chuẩn mực

Điểm khác biệt đầu tiên được nhắc đến khi so sánh IFRS và VAS chính là căn cứ của hai loại chuẩn mực này. Trong khi IFRS dựa trên các nguyên tắc thì VAS lại dựa trên các quy tắc. Hệ thống các nguyên tắc làm căn cứ cho IFRS được nhận xét là linh hoạt hơn so với hệ thống các quy tắc.

Nguyên tắc chuẩn mực

Nguyên tắc chuẩn mực

IFRS cho phép doanh nghiệp tự tạo hệ thống tài khoản kế toán, biểu mẫu BCTC và các chứng từ kế toán cho riêng mình. Còn VAS thì bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải sử dụng một hệ thống tài khoản thống nhất với nhau và các biểu mẫu BCTC, chứng từ kế toán bắt buộc.

Nguyên tắc giá trị hợp lý và nguyên tắc giá gốc

Điểm khác biệt tiếp theo mà chúng ta có thể thấy được khi so sánh IFRS và VAS là IFRS cho phép sử dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản và nợ phải trả. Theo đó, giá trị hợp lý chính là giá nhận được khi bán tài sản hoặc được trả để chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tại ngày đo lường. Mức giá hợp lý sẽ căn cứ vào quan điểm của những đối tượng tham gia thị trường hơn bản thân doanh nghiệp.

Nguyên tắc giá trị hợp lý và nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc giá trị hợp lý và nguyên tắc giá gốc

Khác với IFRS thì VAS lại áp dụng nguyên tắc giá gốc. Theo đó, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản chính là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã chi ra để có thể sở hữu được tài sản đó vào thời điểm ghi nhận. Giá gốc của tài sản là cố định, trừ khi có quy định khác.

>>> Xem thêm: IFRS là gì? Tổng hợp những điều cần biết về IFRS

Yêu cầu về trình bày báo cáo tài chính

Khi so sánh IFRS và VAS, chúng ta dễ dàng thấy được sự khác nhau rõ ràng trong yêu cầu trình bày BCTC của hai chuẩn mực như sau:

Bộ báo cáo tài chính theo IFRS Bộ báo cáo tài chính theo VAS 
Báo cáo tình hình tài chính Bảng cân đối kế toán
Báo cáo thu nhập toàn diện Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo thay đổi VCSH Thuyết minh BCTC
Thuyết minh BCTC

Vì sao áp dụng IFRS thay vì VAS?

Theo số liệu của IFRS thì tính đến tháng 4 năm 208, trên toàn thế giới có 166 quốc gia đang sử dụng chuẩn mực IFRS, trong đó có 87% là bắt buộc và vẫn còn tới 7 quốc gia vẫn áp dụng chuẩn mực kế toán riêng (có Việt Nam). Từ những con số này, chúng ta có thể thấy được sự phổ biến của IFRS, đang dần trở thành ngôn ngữ kế toán chung cho toàn thế giới.

Vì sao áp dụng IFRS thay vì VAS?

Vì sao áp dụng IFRS thay vì VAS?

Hiện nay, Việt Nam thường xuyên tiếp nhận nguồn vốn đầu tư đến từ nước ngoài. Chính vì vậy, việc bổ sung và gia nhập cộng đồng quốc tế chính là một bước vô cùng quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch của số liệu và tạo nên sự đồng bộ với tiêu chuẩn quốc tế.

Xuất phát từ thực tế này, ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam” với 3 giai đoạn là chuẩn bị, tự nguyện và bắt buộc.

IFRS và VAS có khoảng cách thời gian lên đến 10 năm nên sẽ không thể tránh khỏi được sự bất cập trong quá trình áp dụng. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực áp dụng thành thạo IFRS để công ty sớm tiếp cận được ngôn ngữ chung của kế toán trên toàn cầu.

Vừa rồi là những thông tin so sánh IFRS và VAS rất cụ thể và chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có nhận thức chính xác và rõ ràng về chuẩn mực IFRS.

Rate this post

Related Posts