Chứng chỉ CPA từ lâu đã trở thành một loại bằng cấp quan trọng đối với ngành kế toán – kiểm toán. Sở hữu CPA chính là một điều kiện thuận lợi để chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. Vậy CPA là gì? Bằng CPA có giá trị ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để biết câu trả lời!
Chứng chỉ CPA là gì?
CPA trong tiếng anh là Certified Public Accountants. Đây là chứng chỉ đại diện cho những người đang làm việc trong lĩnh vực kế kiểm và được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế. CPA có giá trị trong vòng 5 năm, sau khi hết hiệu lực thì bạn phải thi lại để lấy chứng chỉ.
CPA Việt Nam được cấp bởi Bộ Tài chính khi các ứng viên vượt qua kỳ thi chứng chỉ. Ở nước ta, khi sở hữu bằng CPA bạn sẽ là một kiểm toán viên có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký xác nhận vào các báo cáo kiểm toán. Nếu chưa có CPA, bạn sẽ làm việc với tư cách là trợ lý kiểm toán.
Chứng chỉ CPA đặc biệt quan trọng đối với kiểm toán viên Nhà nước. Bởi theo quy định tại điểm d, mục 1, điều 13 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì điều kiện bắt buộc đối với kiểm toán viên nhà nước là phải có bằng CPA. Nếu chỉ là kiểm toán viên dịch vụ thông thường thì không nhất thiết phải có CPA.
Nhiệm vụ của CPA
Như chúng ta đã biết thì CPA là kiểm toán viên. Vậy một kiểm toán viên thì phải làm những công việc gì?
- Tư vấn và quản lý tài chính cho doanh nghiệp hoặc cá nhân
- Quản lý hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý tiền lương, các loại sổ sách, thuế, kiểm toán,…
- Hoạch định kế hoạch chi tiêu cho doanh nghiệp hoặc cá nhân
Điều kiện để trở thành một CPA
Tại Việt Nam, khi bạn muốn làm việc với tư cách một CPA được cấp chứng chỉ thì phải trải qua kỳ thi năng lực. Điều kiện để được thi gồm có:
- Đã tốt nghiệp các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng. Ứng viên có thể tốt nghiệp chuyên ngành khác nhưng phải đảm bảo số môn học về kế kiểm, tài chính, thuế chiếm 7% trên tổng các môn học.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc 4 năm làm trợ lý kiểm toán viên.
Để có thể cầm trên tay chứng chỉ CPA, bạn cần hoàn thành kỳ thi đánh giá năng lực với 7 môn học là:
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Pháp luật kinh tế và Luật Doanh nghiệp
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và 1 ngoại ngữ trình độ C như tiếng Anh, Nhật, Pháp, Đức,…
Cơ hội việc làm của CPA
Theo một thống kê uy tín của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, hiện nay có tới hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đang có nhu cầu tuyển dụng kiểm toán viên. Không chỉ vậy, kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA còn có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài.
Kiểm toán vốn là công việc quan trọng nên mức lương dành cho CPA cũng được đánh giá là khá hấp dẫn. Trung bình thu nhập của một kiểm toán viên bình thường tại nước ta dao động từ 400 đến 500 USD/tháng còn nếu sở hữu CPA thì có thể lên đến 2000 USD/tháng.
>>> Xem thêm: Kiểm toán là gì? Kiểm toán và kế toán có giống nhau không?
Trên đây là một số thông tin chi tiết về chứng chỉ CPA danh giá. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của CPA cũng như xem xét sự phù hợp của bản thân với chứng chỉ này. Từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc.