Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lâu đã trở thành khái niệm không còn xa lạ với người lao động. Vậy bạn có từng thắc mắc loại thuế này được tính như thế nào không? Bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là khoản tiền được trích theo tỷ lệ từ thu nhập hằng tháng của người lao động để đóng cho cơ quan Thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Tỷ lệ tính thuế được gọi là thuế suất.

Thuế TNCN không áp dụng cho tất cả người lao động, chỉ những ai có thu nhập thuộc mức quy định mới phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Như vậy, người có thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều.

Thuế TNCN là khoản trích từ thu nhập

Thuế TNCN là khoản trích từ thu nhập

Theo quy định, người lao động sẽ được miễn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nếu có người thân phụ thuộc mà người chịu thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng:

  • Con nhỏ, chưa thành niên, con bị khuyết tật và không có khả năng lao động.
  • Người thân không có thu nhập hoặc thu nhập dưới mức quy định như con thành niên đang học đại học, cao đẳng, học nghề; vợ/chồng mất khả năng lao động; bố mẹ hết tuổi lao động.

Lưu ý là mỗi đối tượng phụ thuộc trên chỉ được giảm trừ đúng một lần vào duy nhất một người chịu thuế.

Vai trò của thuế TNCN

Thuế TNCN được xem là một nguồn thu đáng kể vô cùng quan trọng trong thu ngân sách nhà nước. Ngày nay, tự do hóa thương mại làm cho thu nhập từ thuế xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia giảm đáng kể, trong khi nhu cầu chi lại tăng lên thì phần thu sẽ có nguy cơ không bù đắp lại được.

Đóng thuế TNCN là nghĩa vụ của mỗi người lao động đối với đất nước. Việc đóng thuế theo quy định tác động nhất định đến tăng trưởng nền kinh tế. Mặt khác, nó còn thu hút nhân lực và đảm bảo cạnh tranh cho đất nước.

Thuế TNCN là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô

Thuế TNCN là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô

Ngoài ra, thuế TNCN nói riêng và các khoản thuế nói chung còn là công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả của nhà nước. Bằng việc sử dụng chính sách ưu đãi, giảm trừ hoặc miễn thuế, người dân trong nước sẽ có định hướng rõ ràng trong đầu tư và tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Thuế nhà thầu và những điều cần biết

Quy định đóng thuế thu nhập cá nhân

Việc đóng thuế TNCN định kỳ sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo đó, các đối tượng thuộc trường hợp khác nhau sẽ đóng mức thuế khác nhau.

Đối tượng phải đóng thuế TNCN

Danh sách đối tượng chịu thuế TNCN được quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNCN năm 2012 gồm 2 trường hợp là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Đối tượng chịu thuế gồm cá nhân cư trú và không cư trú

Đối tượng chịu thuế gồm cá nhân cư trú và không cư trú

Cá nhân cư trú là những người lao động có nhà hoặc thuê nhà tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Như vậy có nghĩa là họ phải có nơi ở thường xuyên từ 12 tháng kể từ lúc có mặt tại Việt Nam hoặc thuê nhà tại Việt Nam ít nhất 183 ngày trong năm tính thuế.

Cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng điều kiện cư trú tại Việt Nam như nhóm đối tượng cư trú. Thông thường, đây là những người nước ngoài đến Việt Nam sống và công tác trong thời gian ngắn.

Căn cứ đóng thuế TNCN

Nghĩa vụ đóng thuế TNCN của mỗi người lao động được căn cứ trên:

  • Luật Thuế TNCN năm 2007
  • Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC

Mức đóng thuế TNCN theo quy định

Quá trình xác nhận mức đóng thuế TNCN của người lao động được chia thành biểu thuế lũy tiến từng phần và biểu thuế toàn phần. Biểu thuế lũy biến từng phần là phần áp dụng cho thu nhập có được từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân và tổ chức.

Mức đóng thuế được quy định tại biểu thuế lũy tiến từng phần cụ thể là:

Bậc thuế  Phần tính thuế thu nhập/năm (đvt: triệu đồng) Phần tính thuế thu nhập/tháng (đvt: triệu đồng) Thuế suất (đvt: %)
1 Dưới 60 Dưới 5 5
2 Từ 60 đến 120 Từ 5 đến 10 10
3 Từ 120 đến 216 Từ 10 đến 18 15
4 Từ 216 đến 384 Từ 18 đến 32 20
5 Từ 384 đến 624 Từ 32 đến 52 25
6 Từ 624 đến 960 Từ 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Biểu thuế toàn phần áp dụng cho thu nhập tính thuế có được từ đầu tư, chuyển nhượng bất thương mại/vốn/bất động sản, trúng thưởng, nhận tài sản thừa kế, bản quyền, quà tặng. Mức đóng thuế được quy định ở biểu thuế toàn phần cụ thể là:

Thu nhập tính thuế Thuế suất (%)
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này 0,1
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2
Thu nhập từ đầu tư vốn 5
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5
Thu nhập từ trúng thưởng 10
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này 20

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Mỗi nhóm đối tượng sẽ có cách tính thuế TNCN khác nhau. Thuế TNCN áp dụng trên tiền lương và tiền công được xác định cụ thể trong phần dưới đây.

Với cá nhân cư trú ký hợp đồng 3 tháng trở lên

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNCN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập (gồm tiền lương, tiền công, thù lao,…) – khoản thu nhập miễn thuế

Với cá nhân cư trú không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng có thu nhập tối thiểu 2 triệu/ lần

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Mỗi đối tượng có 1 cách tính thuế khác nhau

Mỗi đối tượng có 1 cách tính thuế khác nhau

Với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương/tiền công x Thuế suất 20%

Các trường hợp miễn thuế TNCN

Theo quy định tại điều 4, Luật Thuế TNCN thì một trong các trường hợp thu nhập sau sẽ không phải đóng thuế TNCN:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở, các tài sản gắn với đất ở cá nhân (áp dụng khi cá nhân chỉ có 1 nhà ở và đất ở).
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa con cái với cha mẹ đẻ, vợ với chồng.
  • Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất.
  • Thu nhập từ tiền lãi tín dụng, lãi hợp đồng bảo hiểm.
  • Thu nhập từ từ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ.
  • Thu nhập từ tài sản thừa kế hoặc quà tặng là bất động sản với quan hệ cha/mẹ đẻ – con đẻ, vợ – chồng.
Thu nhập từ phụ cấp là khoản miễn thuế

Thu nhập từ phụ cấp là khoản miễn thuế

Ngoài các khoản trên thì các loại tiền ăn, phụ cấp trang phục/điện thoại, tiền công tác phí, các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN, BHNN) cũng không phải chịu thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuế TNCN và cách tính của loại thuế này. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn hiểu đúng về rõ về thuế TNCN khi tham gia vào thị trường lao động.

Rate this post

Related Posts