Kiểm toán là gì? Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ giúp đất nước khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình này không thể không kể đến kiểm toán. Nhờ có kiểm toán mà tài chính quốc gia trở nên lành mạnh và chất lượng hơn. Vậy kiểm toán là gì và nó có giống với kế toán không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây!

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là cụm từ dùng để chỉ quá trình thu thập, đánh giá và xác thực các bằng chức liên quan đến thông tin tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Qua đó chúng ta có thể xác định thông tin và báo cáo mức độ phù hợp, chính xác của các thông tin đó dựa trên các chuẩn mực được thiết lập.

Kiểm toán đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, tổ chức

Kiểm toán đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp, tổ chức

Chúng ta có thể hiểu đơn giản là kiểm toán sẽ kiểm tra và xác minh tính chính xác, trung thực của các con số trên báo cáo tài chính. Nhờ đó, kiểm toán viên sẽ cung cấp các thông tin xác thực nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, các chính sách kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính.

Kiểm toán có sức ảnh hưởng vô cùng lớn không chỉ đối với chủ thể của từng doanh nghiệp hay tổ chức mà còn tác động đáng kể đến quyết định của các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính của các đơn vị đó. Không chỉ vậy, báo cáo tài chính đã qua kiểm toán còn đóng vai trò quan trọng khi trở thành cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của đơn vị đối với nhà nước.

Phân loại kiểm toán

Hiện nay có rất nhiều loại kiểm toán theo các hình thức phân loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về hình thức thì sẽ có 3 loại phổ biến là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nhà nước

Đây là hình thức kiểm toán được thực hiện ở cơ quan kiểm toán Nhà nước, làm việc theo luật và không thu phí. Đối tượng của kiểm toán nhà nước là những đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Cơ quan kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập với các tổ chức khác tuân thủ theo các quy định pháp luật.

Nhiệm vụ chính của kiểm toán nhà nước là kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công để đảm bảo sự minh bạch trong quá trình sử dụng đồng thời hạn chế tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia và mang lại lợi ích chung cho toàn dân.

Kiểm toán độc lập

Đây là hình thức kiểm toán được cung cấp bởi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập. Nhiệm vụ của kiểm toán viên là kiểm tra và đưa ra ý kiến độc lập về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp xác định.

Các công ty FDI đều phải cần đến bộ phận kiểm toán độc lập

Các công ty FDI đều phải cần đến bộ phận kiểm toán độc lập

Đối tượng của kiểm toán độc lập là các đơn vị bắt buộc phải thuê công ty kiểm toán đọc lập để kiểm toán. Theo luật Kiểm toán độc lập của Việt Nam thì những đơn vị được yêu cầu phải có báo cáo tài chính kiểm toán là doanh nghiệp FDI, công ty đại chúng, tổ chức phát hành – kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm – môi giới bảo hiểm,…

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là sự đảm bảo và tư vấn độc lập để gia tăng giá trị của tổ chức. Đây là quá trình kiểm tra và xác minh thông tin được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc tổ chức đó theo yêu cầu của ban Quản trị. Kiểm toán nội bộ thường áp dụng tại các đơn vị ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài.

>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán cơ bản ai cũng nên biết

Những công việc của kiểm toán viên

Chúng ta biết rằng kiểm toán đóng vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy kiểm toán làm những công việc gì? Không giống như các bộ phận khác, kiểm toán thường được xem là làm việc theo mùa. Họ làm việc liên tục nhưng khi đến các mốc thời gian quan trọng như cuối kỳ, cuối quý, cuối năm thì công việc của các kiểm toán viên lại bận rộn hơn bao giờ hết.

Lập kế hoạch kiểm toán

Để có thể đảm bảo hiệu quả của quá trình kiểm toán thì kiểm toán viên phải lập ra kế hoạch chi tiết để định hướng các hoạt động trong tương lai. Kế hoạch càng đầy đủ và cụ thể thì tiến độ càng nhanh và diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, dựa vào kế hoạch thì kiểm toán viên cũng có thể dễ dàng đối mặt và giải quyết các tình huống phát sinh.

Lập kế hoạch chi tiết giúp công việc thuận lợi hơn

Lập kế hoạch chi tiết giúp công việc thuận lợi hơn

Xây dựng chương trình kiểm toán

Sau khi có kế hoạch làm việc, kiểm toán viên sẽ xây dựng chương trình kiểm toán. Mục đích của việc này là đảm bảo sự chính xác và chặt chẽ trong công việc. Để có thể tạo nên một chương trình kiểm toán chất lượng thì người ta cần phải xác định rõ ràng số lượng cũng như là thứ tự công việc cần làm.

Thu thập thông tin

Đây được xem là công việc trong tâm trong kiểm toán. Theo đó, kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, điều tra, trắc nghiệm.

Ghi chép thông tin

Từ những thông tin được thu thập, kiểm toán viên sẽ ghi chép toàn bộ các thông tin đó một cách chi tiết nhất. Đó chính là bằng chứng khách quan quan trọng để phục vụ cho quá trình đưa ra kết luận.

Kết luận và viết báo cáo

Sau khi xem xét, đánh giá thông tin thì kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này sẽ có trong biên bản hoặc báo cáo sau kiểm toán. Và để có thể kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:

  • Xem xét đến các khoản nợ vay phát sinh ngoài dự kiến.
  • Xem xét đến các tình huống xảy ra sau khi sự kiện kết thúc.
  • Đánh giá liên tục hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức
  • Tập hợp các loại thư giải trình từ Ban Giám đốc.

Sau khi có những kết luận đúng đắn, kiểm toán viên phải tổng hợp lại và lập báo cáo.

Điểm giống và khác nhau giữa kiểm toán và kế toán

Đều có nhiệm vụ thu thập, xử lý các thông tin kinh tế – tài chính nhưng kiểm toán và kế toán có giống nhau không? Đây cũng là băn khoăn chung của không ít người khi nói về kiểm toán và kế toán.

Cùng làm việc với con số nhưng kiểm toán và kế toán cũng có nhiều điểm khác nhau

Cùng làm việc với con số nhưng kiểm toán và kế toán cũng có nhiều điểm khác nhau

Điểm giống

  • Đều thuộc lĩnh vực kế toán – tài chính
  • Đều làm việc với con số và các loại thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn rồi tổng hợp vào báo cáo để thuyết trình.

>>> Xem thêm: Kế toán là gì? Những công việc kế toán cần làm

Điểm khác nhau

Tiêu chí  Kiểm toán Kế toán 
Chủ thể Kiểm toán viên Kế toán viên
Thời gian bắt đầu  Sau khi kế toán hoàn thành công việc Sau khi các giao dịch tài chính diễn ra
Phương pháp  2 phương pháp:

  • Kiểm toán chứng từ
  • Kiểm toán ngoài chứng từ
4 phương pháp:

  • Chứng từ kế toán
  • Tài khoản kế toán
  • Tính giá
  • Tổng hợp và cân đối
Tính chất công việc Kiểm tra sổ sách, thông tin Lưu giữ sổ sách, thông tin tài chính
Báo cáo  2 loại:

  • Báo cáo kiểm toán
  • Biên bản kiểm toán
4 loại:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
Trách nhiệm Kiểm toán chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và các cổ đông Kế toán chịu trách nhiệm trước người quản lý
Nhân sự  Kiểm toán viên hoạt động độc lập, làm việc trong khoảng thời gian cụ thể, nhận lương từ kiểm toán Kế toán là nhân sự cố định, nhận lương từ tổ chức, doanh nghiệp

 

Và trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về kiểm toán cũng như là đáp án cho câu hỏi kiểm toán là gì, kiểm toán và kế toán có giống nhau không. Hiểu đúng về kiểm toán giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và khách quan của công việc này, đồng thời nhận ra được tầm quan trọng của kiểm toán đối với nền kinh tế.

Rate this post

Related Posts