Bật mí 7 nguyên tắc kế toán quan trọng ai cũng phải biết

Bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nào cũng đều phải tuân theo những chuẩn mực, quy định để đảm bảo sự an toàn và trơn tru trong công việc. Đối với nghề kế toán cũng vậy, chúng ta cần phải đi theo những nguyên tắc cơ bản nhất. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về 7 nguyên tắc kế toán quan trọng và cần thiết với nghề kế toán.

Khái niệm nguyên tắc kế toán

Nguyên tắc kế toán là những khung quy định và chuẩn mực chung nhất mà tất cả kế toán viên cần phải thực hiện và áp dụng trong công việc. Các nguyên tắc này sẽ không ngừng cải tiến để có thể phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đồng thời mang lại hiệu quả cho công việc.

Nguyên tắc kế toán sẽ không ngừng cải tiến

Nguyên tắc kế toán sẽ không ngừng cải tiến

Mục đích chính khi tuân theo nguyên tắc kế toán là đảm bảo sự đầy đủ, trung thực, nhất quán của báo cáo tài chính và giúp chúng ta so sánh thông tin tài chính của các doanh nghiệp với nhau. Từ đó, nhà đầu tư sẽ dễ dàng phân tích, đưa ra nhận định phù hợp về doanh nghiệp và cũng phòng tránh tình trạng gian lận trong báo cáo tài chính.

Hiện nay, trên thế giới có 7 nguyên tắc kế toán cơ bản được công nhận mà mọi kế toán viên đều phải nắm được là:

  • Nguyên tắc giá gốc (Historical Cost)
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích ( Accrual Principle)
  • Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going Concern Principle)
  • Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle)
  • Nguyên tắc thận trọng (Prudence)
  • Nguyên tắc phù hợp (Matching Principle)
  • Nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle)

7 nguyên tắc kế toán cơ bản

Trong quá trình làm việc, kế toán viên sẽ phải tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc phù hợp theo cơ sở chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán. Bên cạnh đó, nó còn giúp kiểm toán viên đưa ra góp ý cho báo cáo tài chính để người đọc dễ dàng hiểu và đánh giá thông tin.

Nguyên tắc giá gốc (Historical Cost)

Đây là nguyên tắc yêu cầu kế toán viên ghi nhận tài sản của doanh nghiệp theo giá gốc lúc mua vào. Giá gốc được nhắc đến ở đây chính là số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải trả để có thể sở hữu tài sản đó. Nó có thể được tính theo số tiền đã trả hoặc giá trị tương đương tiền. Đặc biệt, chúng ta không được phép điều chỉnh nguyên giá của tài sản ngoại trừ trường hợp có quy định trong luật kế toán hay chuẩn mực kế toán.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích ( Accrual Principle)

Đây là nguyên tắc được hầu hết doanh nghiệp áp dụng khi ghi chép các hoạt động kế toán. Nguyên tắc dồn tích quy định những nghiệp vụ kinh tế liên quan đến nợ phải trả, tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí,… Theo nguyên tắc này, kế toán viên sẽ ghi chép nghiệp vụ ngay khi phát sinh, không phụ thuộc vào thời điểm thu chi.

Ghi chép theo nguyên tắc này chỉ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Ghi chép theo nguyên tắc này chỉ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Một doanh nghiệp sử dụng nguyên tắc dồn tích cần phải chỉ rõ được tình hình tài chính công ty mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, nguyên tắc này giúp người đọc hiểu được tất cả hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going Concern Principle)

Nguyên tắc hoạt động liên tục đề cập đến giả định rằng doanh nghiệp đó sẽ hoạt động bình thường trong tương lai gần và không có lý do gì để giải thể. Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi sự ảnh hưởng đối với hoạt động ghi nhận tài sản và nợ phải trả.

Theo nguyên tắc này, các kế toán viên sẽ hạn chế lập các khoản trích lập dự phòng và các khoản này phải cao hơn các khoản chi. Đồng thời, nhân viên kế toán cũng chỉ được báo cáo doanh thu khi có minh chứng chắc chắn và dựa trên cơ sở giá gốc chứ không phải giá thị trường.

Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle)

Một trong 7 nguyên tắc kế toán cơ bản quan trọng tiếp theo chính là nguyên tắc trọng yêu. Nguyên tắc này áp dụng trong quá trình ghi nhận và đo lường các chỉ tiêu như thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động. Nó cho phép đơn giản hóa các tình huống không quan trọng.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, nội dung của nguyên tắc này bao gồm:

  • Thông tin được đánh giá là trọng yếu khi thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác sẽ làm sai lệch báo cáo tài chính và ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo.
  • Tính trọng yếu phụ thuộc vào tính chất và độ lớn của thông tin hoặc các sai sót trong trường hợp cụ thể.
  • Tính trọng yếu của một thông tin cần được đánh giá trên cả 2 phương diện là định tính và định lượng.

>>> Xem thêm: Kế toán là gì? Những công việc kế toán cần làm

Nguyên tắc thận trọng (Prudence)

Nguyên tắc thận trọng được hình thành từ những yêu cầu về sự tin cậy đối với thông tin kế toán. Chúng ta có thể hiểu rằng tuân theo nguyên tắc này chính là xem xét, cân nhắc và đưa ra phán đoán cần thiết để lập ước tính kế toán nếu không chắc chắn. Hệ thống thông tin kế toán thận trọng sẽ được tin tưởng hơn so với hệ thống thông tin kế toán không thận trọng. Đây cũng là phương pháp góp phần hạn chế các rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu không được lập khoản dự phòng quá lớn

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu không được lập khoản dự phòng quá lớn

Nguyên tắc này đưa ra một số yêu cầu đối với hoạt động ghi nhận tăng (giảm) của vốn chủ sở hữu. Theo đó, kế toán viên không được trích lập dự phòng quá lớn, không đánh giá cao hơn tài sản và khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn nợ phải trợ và chi phí.

Nguyên tắc phù hợp (Matching Principle)

Nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên phải ghi nhận doanh thu và chi phí trong cùng một kỳ kế toán để đảm bảo sự chính xác khi xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Cụ thể, khi ghi nhận doanh thu thì nhân viên kế toán cũng phải ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến doanh thu đó ngay lập tức. Theo nguyên tắc này, chi phí được ghi nhận sẽ là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình tạo doanh thu và thu nhập của kỳ đó, chứ không quan tâm là khoản đó chi ra trong kỳ nào.

Nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle)

Nguyên tắc nhất quán đảm bảo rằng các thông tin tài chính của doanh nghiệp có giá trị so sánh. Sự nhất quán cần phải được duy trì trong quá trình áp dụng 7 nguyên tắc kế toán hay các phương pháp đo lường – ghi nhận giao dịch. Nếu doanh nghiệp thay đổi nguyên tắc kế toán hay sử dụng phương pháp xử lý thông tin khác thì phải công khai thông tin và lý do thay đổi.

Ví dụ về 7 nguyên tắc kế toán

Để hiểu hơn về các nguyên tắc cơ bản trên, chúng ta sẽ nghiên cứu các ví dụ về 7 nguyên tắc kế toán trong phần dưới đây.

Ví dụ về nguyên tắc giá gốc (Historical Cost)

Nhà hàng B mua một máy rửa bát công nghiệp vào tháng 6 năm 2022 với giá 50 triệu đồng (chưa tính thuế VAT), với VAT 10% thì giá gốc của chiếc máy này sẽ là 55 triệu đồng. Tháng 4 năm 2023, giá bán trên thị trường của loại máy rửa bát đó đã tăng lên 65 triệu (chưa tính VAT). Tuy nhiên, khi hạch toán thì giá của máy rửa bát vẫn phải được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua là 55 triệu đồng.

Ví dụ về nguyên tắc cơ sở dồn tích ( Accrual Principle)

Doanh nghiệp X ghi nhận doanh thu tháng 2 là 100 triệu đồng nhưng đến tháng 4 mới nhận được tiền. Theo nguyên tắc dồn tích thì trong tháng 6, kế toán viên vẫn sẽ ghi nhận doanh thu vào sổ kế toán ở tháng 2.

Ví dụ về nguyên tắc cơ sở dồn tích

Ví dụ về nguyên tắc cơ sở dồn tích

Ví dụ về nguyên tắc hoạt động liên tục (Going Concern Principle)

Tại doanh nghiệp A: Nhập một máy sản xuất giá 77 triệu, thuế GTGT là 7 triệu, chi phí vận chuyển 7,7 triệu, chi phí chạy thử 2,2 triệu (gồm cả thuế GTGT). Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ. Chiếc máy sản xuất đó được xác định là khấu hao trong 5 năm hoạt động liên tục. Giả định doanh nghiệp A hoạt động bình thường thì theo nguyên tắc hoạt động liên tục, tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc.

Như vậy, nguyên giá của máy sản xuất là 77/1,1 + 7,7/1,1 + 2,2/1,1 = 79 (triệu đồng). Nếu sau 2 năm sử dụng mà doanh nghiệp A có nguy cơ phá sản thì phần còn lại sau khấu hao sẽ là (77/1,1 : 5)*3 = 42 (triệu đồng). Lúc này, trong báo cáo tài chính sẽ ghi giá của máy với nguyên giá là 42 +7,7/1,1 + 2,2/1,1 = 51 (triệu đồng)

Ví dụ về nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle)

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp T có một số khoản mục cùng nội dung hay bản chất sẽ được gộp vào khoản mục lớn. Ví dụ như tiền mặt, tiền đang chuyển hoặc tiền gửi ngân hàng sẽ được gộp vào mục “Tiền và các khoản tương đương tiền”; nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ được gộp vào mục “Hàng tồn kho”

Ví dụ về nguyên tắc thận trọng (Prudence)

Công ty văn phòng phẩm M bán 20 bộ bàn ghế học sinh cho khách với tổng giá trị là 30 triệu đồng. Ngay sau đó, kế toán công ty M phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 20 bộ bàn ghế (tương đương với 30 triệu đồng) phòng trường hợp bị trả lại hàng do bị lỗi.

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp (Matching Principle)

Nhà bà B cho thuê trọ với hình thức thu tiền là 3 tháng 1 lần. Tháng 1 thu tiền của tháng 1, tháng 2, tháng 3 tổng là 9 triệu đồng. Mặc dù tiền thu ở tháng 1 là 9 triệu nhưng theo nguyên tắc phù hợp thì chỉ được ghi nhận doanh thu là 3 triệu đồng, phần còn lại ghi vào tài khoản 3387 và phân bổ dần cho 2 tháng tiếp theo.

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp

Ví dụ về nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle)

Công ty gia đình Y sử dụng phương pháp Nhập trước – Xuất trước thì trong cả năm tài chính đó, nhân viên kế toán chỉ được áp dụng phương pháp này. Nếu thay đổi phương pháp hạch toán thì công ty Y phải trình bày lý do cụ thể.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về 7 nguyên tắc kế toán cơ bản cũng như là ví dụ về các nguyên tắc này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn trang bị những kiến thức tốt nhất để hành nghề kế toán.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts