Thuế nhà thầu là một loại thuế khá đặc biệt áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài khi hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đây được xem là một trong những nguồn thu của nhà nước và được các cá nhân cũng như doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về thuế nhà thầu và cách tính loại thuế này.
Thuế nhà thầu là gì?
Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài và phụ nước ngoài khi kinh doanh hoặc có hoạt động tạo thu nhập tại Việt Nam. Tuy không mới nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được loại thuế này trong quá trình hoạt động.

Thuế nhà thầu áp dụng cho các nhà thầu nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 37, Điều 4, Luật Đấu thầu 2013 thì nhà thầu nước ngoài được hiểu là tổ chức thành lập theo pháp lập nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà thầu liên danh hoặc tổng thầu.
Nhà thầu phụ nước ngoài được hiểu là đơn vị thực hiện gói thầu theo hợp đồng ký với nhà thầu chính. Khoản 2, Điều 3, Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định nhà thầu phụ nước ngoài sẽ được xếp vào nhóm nhà thầu phụ.
Các loại thuế nhà thầu phổ biến
Hiện nay, nhà thầu nước ngoài hoặc phụ thuộc nước ngoài phải đóng nhiều loại thuế khác nhau. Điều 5, Chương I, Thông tư 103/2014/TT-BTC đã quy định cụ thể các loại thuế nhà thầu như sau:
- Đối với nhà thầu là tổ chức kinh doanh: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với nhà thầu là cá nhân kinh doanh: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, nhà thầu nước ngoài và phụ nước ngoài đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định hiện hành.

Có 2 loại thuế nhà thầu là thuế TNDN và thuế GTGT
Đối tượng phải nộp thuế nhà thầu
Thông tư 103/2014/TT-BTC đã có quy định rõ ràng về đối tượng phải nộp thuế nhà thầu. Cụ thể là:
- Cá nhân/tổ chức nước ngoài đang kinh doanh thương mại hoặc xuất nhập khẩu các mặt hàng phân phối tại Việt Nam.
- Cá nhân/nhóm cá nhân/tổ chức thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hoạt động ký hợp đồng kinh doanh đứng tên cá nhân/tổ chức nước ngoài có thông qua cá nhân/tổ chức của Việt Nam.
- Nhà thầu nước ngoài/phụ thuộc nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở các bản ký kết hoặc hợp đồng.

Cá nhân/tổ chức nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam đều phải đóng thuế
Thuế suất thuế nhà thầu
Thuế suất thuế TNDN
Tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu áp dụng cho nhà thầu được thể hiện qua bảng dưới đây:
STT | Ngành nghề kinh doanh | Thuế suất |
1 | Hoạt động thương mại: cung cấp, phân phối hàng hóa gắn với dịch vụ tại Việt Nam | 1% |
2 | Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị | 5% |
3 | Dịch vụ cung ứng quản lý | 10% |
4 | Dịch vụ các khoản tài chính phát sinh | 2% |
5 | Cho thuê máy bay, động cơ máy bay, tàu biển | 2% |
6 | Xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị bao thầu hoặc không bao thầu | 2% |
7 | Hoạt động sản xuất kinh doanh đường hàng không hoặc đường biển | 2% |
8 | Chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán, tái bảo hiểm hoặc hoa hồng tái bảo hiểm sang nước ngoài | 0,1% |
9 | Lãi tiền vay | 5% |
10 | Thu nhập từ bản quyền | 10% |
Thuế suất thuế GTGT
Tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu áp dụng cho nhà thầu được thể hiện qua bảng dưới đây:
STT | Ngành nghề kinh doanh | Thuế suất |
1 | Cho thuê, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị không thầu nguyên vật liệu | 5% |
2 | Sản xuất, cung cấp dịch vụ, vận tải, bao thầu xây dựng, lắp đặt nguyên vật liệu | 3% |
3 | Hoạt động kinh doanh khác | 2% |
Cách tính thuế nhà thầu
Tính thuế theo phương pháp kê khai
Phương pháp kê khai được dùng để tính thuế nhà thầu cho cá nhân và tổ chức nước ngoài đang thường trú hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Theo quy định, các cá nhân và tổ chức phải có thời hạn kinh doanh tối thiểu là 183 ngày và áp dụng chế độ kế toán Việt Nam khi thực hiện đăng ký thuế, có mã số thuế. Để tính thuế theo phương pháp kê khai, bạn cần tuân thủ theo quy định của Luật Thuế TNDN, Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn.

Có thể tính thuế theo phương pháp kê khai
Tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp được dùng để tính thuế cho các nhà thầu phụ. Theo phương pháp này, công thức tính sẽ là:
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x thuế suất thuế GTGT
- Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x thuế suất thuế TNDN
Theo công thức trên, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng chính là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ mà nhà thầu nhận được.
>>> Xem thêm: Kế toán bán hàng là gì? Công việc của kế toán bán hàng
Tính thuế theo giá Net và Gross
Thuế nhà thầu tính theo giá Net là giá trị hợp đồng thầu của doanh nghiệp Việt Nam với nhà thầu nước có thu nhập tại Việt Nam chưa gồm thuê. Theo phương pháp này:
- Số thuế GTGT phải nộp với giá Net = Giá Net hợp đồng / (1 – thuế suất thuế GTDN)/(1 – thuế suất thuế GTGT) x thuế suất thuế GTGT.
- Thuế TNDN phải nộp = Giá Net hợp đồng / (1 – thuế suất thuế GTDN) x thuế suất thế TNDT.
- Thuế nhà thầu cần nộp = (Giá Net/Hệ số gross-up) – giá Net
Trong đó, hệ số gross-up = (1 – thuế suất thuế GTDN)/(1 – thuế suất thuế GTGT).
Vừa rồi là những thông tin về thuế nhà thầu và cách tính thuế nhà thầu thông dụng hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm về loại thuế này và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.