Tổng hợp 8 chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế

Chứng chỉ chuyên môn từ lâu đã được xem là phương tiện để chúng ta thể hiện năng lực làm việc và ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vậy những người đang theo đuổi lĩnh vực kế toán, kiểm toán thì cần quan tâm đến loại chứng chỉ nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 8 chứng chỉ kế toán, kiểm toán và tài chính được công nhận rộng rãi nhất hiện nay.

1. Chứng chỉ kế toán ACCA

ACCA là viết tắt của Association of Chartered Certified Accountants. Đây là chứng chỉ kế toán được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc ACCA, dùng để đánh giá kiến thức và kỹ năng chuyên môn của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. ACCA là một chứng chỉ danh giá giúp bạn có thêm nhiều cơ hội khi tham gia vào thị trường lao động.

Chứng chỉ kế toán ACCA

Chứng chỉ kế toán ACCA

Một điểm khác biệt của chứng chỉ ACCA so với hầu hết các chứng chỉ khác là không yêu cầu học viên phải thi đầu vào mà chỉ cần có kiến thức nền tảng về kế toán là được. Chương trình học ACCA gồm 15 môn, trong đó có 2 môn tự chọn. Vậy nên nếu muốn hoàn thành chương trình chứng chỉ kế toán này, bạn cần học và thi đạt tối thiểu 14 môn.

2. Chứng chỉ kiểm toán CPA

CPA là viết tắt của Certified Public Accountants. Đây là chứng chỉ chứng nhận trình độ của kiểm toán viên được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA được đánh giá cao về năng lực và làm việc như một cố vấn tài chính cho doanh nghiệp.

Để có thể tham gia kỳ thi CPA, ứng viên cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

  • Đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên các chuyên ngành như kế, kiểm, tài chính –ngân hàng hoặc chuyên ngành khác nhưng có tổng số học phần về kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng trên 7% tổng số môn.
  • Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm làm việc tại vị trí trợ lý kiểm toán viên.

3. Chứng chỉ tài chính CFA

Chứng chỉ CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst. Đây là chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực tài chính, được xem là thước đo vàng để đánh giá năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực tài chính. CFA được cấp bởi tổ chức uy tín toàn cầu là Viện CFA Hoa Kỳ và được công nhận tại hầu hết các nước trên thế giới.

Chứng chỉ tài chính CFA

Chứng chỉ tài chính CFA

Chứng chỉ CFA gồm có 3 level khác nhau. Chương trình đào tạo CFA cũng khá khắc nghiệt với 10 môn học liên quan đến kinh tế, tài chính, phân tích, đầu tư và đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, trên thế giới đã có tới hơn 150.000 chuyên gia tài chính sở hữu chứng chỉ CFA.

Để có thể tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ CFA, ứng viên phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

  • Tốt nghiệp đại học hoặc đã có các chứng chỉ nghề nghiệp như CPA, ACCA, AIA, ICSA, CIMA.
  • Là sinh viên năm cuối, tính từ thời điểm đăng ký thi đến ngày tốt nghiệp ghi trên bằng không được quá 1 năm.
  • Có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính.

>>> Xem thêm: Chứng chỉ CFA là gì?

4. Chứng chỉ kiểm toán CIA

CIA là viết tắt của Certified Internal Auditor. Đây là chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính quốc tế đánh giá năng lực của các chuyên viên kiểm toán nội bộ được cấp bởi Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ IIA. Sở hữu chứng chỉ CIA đồng nghĩa với việc học viên đã được trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và kiểm soát gian lận.

Chứng chỉ CIA gồm có 3 học phần riêng biệt và nếu muốn sở hữu chứng chỉ này thì học viên phải học và thi đỗ cả 3 học phần đó. Ngoài ra, học viên còn cần phải có bằng đại học và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc.

5. Chứng chỉ kế toán quản trị CMA

CMA là viết tắt của Certified Management Accountant. Đây là chứng chỉ kế toán chứng nhận kiến thức chuyên môn về kế toán quản trị và quản trị tài chính được cấp bởi Hiệp Hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA. IMA từ lâu đã nổi tiếng là một tổ chức uy tín, lâu đời với hơn 140.000 hội viên đang sinh hoạt tại 140 quốc gia toàn thế giới.

Chứng chỉ kế toán quản trị CMA

Chứng chỉ kế toán quản trị CMA

Chứng chỉ CMA được sử dụng để đánh giá năng lực trong công tác kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp, là cơ sở để một người có thể trở thành giám đốc tài chính hoặc chuyên gia tư vấn tài chính trong doanh nghiệp. Để có thể sở hữu chứng chỉ danh giá này, ứng viên phải có bằng cử nhân ngành Tài chính, kế toán hoặc kiểm toán và có ít nhất 2 năm làm việc trong lĩnh vực đó.

6. Chứng chỉ kiểm toán CIMA

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) là chứng chỉ kiểm toán quốc tế được cấp bởi Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Chứng chỉ CIMA hiện nay được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới, là phương tiện để thăng tiến và phát triển trong lĩnh vực thương mại, ngân hàng và quản trị. Để có thể tham gia học và thi chứng chỉ CIMA, học viên cần phải đáp ứng được khả năng đọc hiểu, tiếp thu kiến thức bằng tiếng anh, cụ thể là bằng C hoặc Ielts tối thiểu 5.0

7. Chứng chỉ kế toán VACPA

VACPA là viết tắt của Vietnam Association of Certified Public Accountants. Đây là chứng chỉ kiểm toán thực hành được xây dựng dựa trên chuẩn mực Việt Nam về Kế toán, kiểm toán và thuế. VACPA được cấp bởi Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam.

Chứng chỉ kế toán VACPA

Chứng chỉ kế toán VACPA

Chứng chỉ VACPA chú trọng về khâu thực hành nên cứ 60 giờ học lý thuyết, học viên sẽ có 40 giờ thực hành thông qua hình thức trải nghiệm công việc như một kiểm toán viên thực thụ. VACPA là chứng chỉ cần thiết đối với những trợ lý kiểm toán viên muốn nâng cao kỹ năng chuyên môn hoặc sinh viên năm cuối có mong muốn làm việc trong ngành kiểm toán.

8. Chứng chỉ tài chính FRM

FRM – Financial Risk Manager là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính được công nhận trên toàn cầu do Hiệp Hội các chuyên gia quản trị rủi ro (GARP) cấp. Đây là chứng chỉ dành riêng cho những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro, phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường,…

Chứng chỉ tài chính FRM

Chứng chỉ tài chính FRM

Để có thể tham gia học và thi chứng chỉ FRM, học viên cần phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế hoặc tối thiểu là sinh viên năm thứ 3. Và muốn sở hữu chứng chỉ này, học viên cần phải vượt qua 2 phần của chương trình đào tạo và có nền tảng là 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro.

Vừa rồi là tổng hợp 8 chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính danh giá, uy tín được công nhận trên toàn cầu. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp với định hướng phát triển của mình trong tương lai.

Rate this post

Related Posts