Hướng dẫn 5 cách tính giá thành cực đơn giản, có ví dụ

Giá thành sản phẩm được xem là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được dùng để phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, vốn, lao động, vật tư trong quá trình sản xuất và sự nỗ lực quản lý chi phí trong doanh nghiệp. Vậy chúng ta có thể tính toán chỉ tiêu này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết 5 cách tính giá thành sản phẩm vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

Tổng quan về giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm được định nghĩa là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc, nhân công,… để hoàn thiện sản phẩm. Chỉ tiêu giá thành được tính trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất bình thường. Căn cứ để tính giá thành sản phẩm là thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2016/TT-BTC.

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là gì?

Để hoàn thành một sản phẩm thì doanh nghiệp thường phải chịu những chi phí sau:

  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí sản xuất chung

Phân loại giá thành sản phẩm

Dựa vào thời điểm tính, giá thành sản phẩm sẽ được chia thành 3 loại là:

  • Giá thành kế hoạch: Là mức giá dự tính chi phí sản xuất theo số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất trong kế hoạch.
  • Giá thành định mức: Là mức giá mà các chi phí sản xuất được tính trên cơ sở định mức tình hình kinh tế tại thời điểm tính.
  • Giá thành thực tế: Là mức giá mà các chi phí sản xuất là chi phí sản xuất thực tế đã được xác định qua kế toán.

>>> Xem thêm: Cách tính thuế nhà thầu cho cá nhân và doanh nghiệp

Dựa vào phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại là:

  • Giá thành sản xuất: Là mức giá mà chi phí sẽ bao gồm những khoản liên quan trực tiếp đến việc sản xuất tại phân xưởng.
  • Giá thành tiêu thụ: Là mức giá bao gồm cả giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí để người tiêu dùng có thể nhận được sản phẩm.

Ý nghĩa của việc tính giá thành

Tính giá thành hợp lý với hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác chi phí cần phải bỏ ra để hoàn thành sản phẩm. Từ đó có thể xác định được giá bán, lập kế hoạch quảng bá, cạnh tranh, tối ưu giá thành xuống mức thấp nhất có thể, đồng thời thực hiện các mục tiêu quản trị khác.

Ý nghĩa của việc tính giá thành

Ý nghĩa của việc tính giá thành

Quy trình tính giá thành sản phẩm

Để tính được giá thành sản phẩm, chúng ta phải trải qua quy trình gồm 4 bước là:

  • Tập hợp chi phí sản xuất
  • Xác định sản lượng
  • Chọn phương pháp tính giá thành
  • Lập bảng tính giá thành

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp thường được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, ít loại mặt hàng nhưng sản xuất số lượng lớn và có chu kỳ sản xuất ngắn.

Công thức:

Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Ví dụ: Công ty X trong tháng 9 đã sản xuất sản phẩm A, chi phí phát sinh tập hợp trong quy trình sản xuất sản phẩm A bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 200.000.000đ
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 40.000.000đ
  • Chi phí sản xuất chung: 60.000.000đ

Công ty X không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ. Toàn bộ 500 sản phẩm A sau khi hoàn thiện đều được chuyển về kho. Tính giá thành của sản phẩm A?

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp

Tổng giá thành sản phẩm A = 200.000.000 + 40.000.000 + 60.000.000 = 300.000.000đ

Giá thành 1 đơn vị sản phẩm A = 300.000.000/500 = 600.000đ

Phương pháp định mức

Phương pháp định mức thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định, trình độ tổ chức vận hành cao.

Công thức tính:

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí (%)

Trong công thức trên, tỷ lệ chi phí = (tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm / tổng giá thành sản xuất định mức của các loại sản phẩm) x 100

Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng lao động và nguyên liệu cố định nhưng thu được nhiều loại sản phẩm. Chi phí được tập hợp chung cho toàn bộ quá trình sản xuất mà không phải từng sản phẩm.

Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số

Công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Trong công thức trên:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = số sản phẩm từng loại x hệ số quy đổi cho từng loại.
  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn hàng

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà có quy trình sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo yêu cầu của khách hàng. Giá thanh được tính cho từng đơn và kế toán chi phí phải chi tiết theo từng đơn.

Công thức:

Giá thành của từng đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

Phương pháp phân bước

Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ và tập hợp chi phí theo từng bộ phận. Đây cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hạch toán nội bộ cao.

Phương pháp phân bước

Phương pháp phân bước

Công thức:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá thành sản phẩm giai đoạn 2 + … + giá thành sản phẩm giai đoạn n

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong quá trình sản phẩm chính có thu được thêm sản phẩm phụ. Và trong trường hợp này, doanh nghiệp cần loại bỏ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất.

Công thức:

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + tổng chi phí phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm phụ ước tính thu hồi – giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Trên đây là 6 cách tính giá thành sản phẩm đơn giản được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn hiểu thêm về giá thành của một sản phẩm.

Rate this post

Related Posts