Kế toán trưởng là vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, họ có vai trò thiết yếu đóng góp nhiều cho sự phát triển của công ty. Vậy nhiệm vụ của kế toán trưởng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công việc của kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng là người đứng đầu của bộ phận kế toán. Họ sẽ phụ trách việc điều hành, kiểm soát và định hướng chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, tổ chức nơi họ đang công tác. Tại các doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng thường sẽ làm việc dưới quyền và đảm nhận việc viết báo cáo cho giám đốc tài chính. Họ chính là những người tham mưu cho lãnh đạo để đưa ra các kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển của công ty.
Kế toán trường sẽ là những người có kinh nghiệm kế toán hoặc kiểm toán dày dặn. Bởi khi có năng lực, họ sẽ có khả năng hiểu được công việc, có tầm nhìn và làm việc hiệu quả.
Vai trò của kế toán trưởng
Theo quy định tại Luật kế toán và Nghị định chính phủ thì bất cứ doanh nghiệp nào, dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều bắt buộc phải có vị trí kế toán trưởng. Qua đây, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của vị trí này trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp, tổ chức.
Kế toán trưởng nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ kế toán sẽ có thể đề xuất được các biện pháp cân đối và duy trì sức khỏe tài chính hay các phương án phát triển phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức trong từng giai đoạn. Họ sẽ tham mưu về vấn đề tài chính cho lãnh đạo để hỗ trợ trong việc quản lý và định hướng phát triển doanh nghiệp, tổ chức.
Công việc của kế toán trưởng
Kế toán trưởng có vai trò quan trọng nên công việc của họ cũng rất nhiều. Dưới đây là một số công việc phổ biến do kế toán trưởng đảm nhận.
Quản lý bộ phận kế toán
Kế toán trưởng phải quản lý, giám sát và đảm bảo hiệu quả làm việc của bộ phận kế toán. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về những công việc của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức. Những công việc cụ thể mà kế toán trưởng phải đảm nhận là xây dựng kế hoạch công việc, triển khai nhiệm vụ cụ thể, lập biểu mẫu, giấy tờ tài chính, quản lý hoạt động kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp/ tổ chức,…
Đảm bảo sự chính xác, hợp pháp của sổ kế toán
Kế toán trưởng phải rà soát sổ sách để đảm bảo sự chính xác và hợp pháp để phục vụ cho những lần thanh tra. Theo đó, họ cần phải đối chiếu các thông tin, kiểm soát quy trình lập sổ sách, kiểm kê tài sản, xây dựng bảng cân đối kế toán, theo dõi hoạt động lưu trữ tài liệu,…
Giám sát hoạt động quyết toán
Quyết toán thường được thực hiện vào cuối năm với mục đích rà soát toàn bộ các khoản thu – chi, kiểm kê tài sản nên sẽ có tác động đến hoạt động trong doanh nghiệp/ tổ chức. Kế toán trường cần giám sát chặt chẽ hoạt động quyết toán và đáp ứng yêu cầu từ phía lãnh đạo.
Phân tích, dự báo tài chính
Kế toán trưởng là người nắm rõ về tài chính của công ty nên họ sẽ phải tham gia vào việc phân tích và dự báo tài chính. Dựa vào tình hình kinh tế – chính trị cùng với tình hình hoạt động hiện tại doanh nghiệp thì kế toán trưởng cần đưa ra những nhận định và dự báo chính xác nhất để làm cơ sở cho các chiến lược tiếp theo của doanh nghiệp/tổ chức.
Điều hành và đào tạo kế toán viên
Kế toán trưởng cần phải đảm bảo các kế toán viên của mình có chuyên môn và nghiệp vụ. Vì thế, nếu cần thì họ cũng cần phải tham gia đào tạo để nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, họ cần theo dõi, đo lường để nắm bắt năng suất làm việc từng thành viên.
>>> Xem thêm: Kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị
Nhiệm vụ của kế toán trưởng
Nhiệm vụ của kế toán trưởng thường gắn liền với các công việc quản lý, giám sát. Dưới đây là một số nhiệm vụ của kế toán trưởng:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong doanh nghiệp/ tổ chức
- Tổ chức điều hành bộ máy trong doanh nghiệp/ tổ chức theo luật trên
- Chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính, bảo đảm sự chính xác và trung thực
- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công
Những thắc mắc thường gặp về vị trí kế toán trưởng
Học gì để có thể trở thành kế toán trưởng?
Để có thể làm việc với tư cách kế toán trưởng trong doanh nghiệp/ tổ chức, bạn cần phải tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh,.. hoặc những bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ sẽ có lợi thế khi đi làm. Tại các doanh nghiệp lớn, họ thường yêu cầu kế toán trưởng phải có bằng MBA về các chuyên ngành như Kinh tế, tài chính hoặc quản trị kinh doanh,…
Làm kế toán trường có cần thi chứng chỉ bồi dưỡng hay không?
Khoản 1 Điều 54 Luật kế toán số 88/2015/QH14 đã quy định rằng kế toán trưởng bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng. Đây là chứng chỉ được Bộ tài chính trao cho những người đã hoàn thành bài kiểm tra năng lực.
Kế toán trưởng và trưởng phòng kế toán có giống nhau không?
Không vì kế toán trưởng sẽ được bổ nhiệm bởi Tổng giám đốc đơn vị còn trưởng phòng kế toán thì do giám đốc bổ nhiệm khi có sự đồng thuận của kế toán trưởng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhiệm vụ của kế toán trưởng. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu thêm về nghề kế toán cũng như có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.