Hướng dẫn cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một loại BCTC quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan và chi tiết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, với vai trò là một kế toán viên thì bạn cần hiểu được bản chất và cách lập báo cáo kết quả kinh doanh.

Nội dung, kết cấu và cơ sở lập BC KQKD

Nội dung

Báo cáo kết quả kinh doanh là loại BCTC được lập định kỳ với mục đích tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo này cung cấp các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh khác trong doanh nghiệp. Người ta thường dùng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ đó hoặc cả một giai đoạn.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh

Các chi tiêu bắt buộc khi lập báo cáo kết quả kinh doanh gồm có doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận. Kế toán viên cần chú ý loại trừ mọi khoản doanh thu, chi phí phát sinh từ giao dịch nội bộ trong trường hợp phải lập báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp với đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân.

Phân loại

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh theo 3 hình thức là:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ
Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh

Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh

Cơ sở lập BC KQKD

Để có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh thì cần phải dựa trên:

  • Bảng cân đối số phát sinh tài khoản trong kỳ
  • Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác
  • BC KQKD kỳ trước
Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh

Cơ sở lập báo cáo kết quả kinh doanh

Kết cấu

Một bản báo cáo kết quả kinh doanh sẽ gồm có 5 cột với nội dung như sau:

  • Cột 1: Chỉ tiêu báo cáo (gồm 19 chỉ tiêu)
  • Cột 2: Mã số tương ứng của các chỉ tiêu
  • Cột 3: Số hiệu tương ứng của chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính
  • Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ
  • Cột 5: Tổng số phát sinh của kỳ trước
Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh

Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh

Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Có 2 nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh là người nội bộ trong doanh nghiệp và người giám sát. Trong đó:

  • Người nội bộ trong doanh nghiệp chính là ban giám đốc công ty. Họ sử dụng BC KQKD để nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và từ đó đưa quyết định quản trị nhằm phát triển công ty.
  • Người giám sát là nhà đầu tư, chủ nợ và các đối thủ trên thị trường. Các nhà đầu tư sử dụng BC KQKD để định vị giá trị công ty, xác định khả năng phát triển và tạo lợi nhuận trong tương lai. Mặt khác, chủ nợ lại sử dụng BC KQKD để kiểm tra dòng tiền của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản vay hay không. Còn đối thủ sẽ sử dụng BC KQKD như một công cụ để biết thông số thành công của doanh nghiệp.
Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh

Đối tượng sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh

Cách lập báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu  Mã số Nội dung Cách tính 
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 Là tổng doanh thu có được từ hoạt động bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm. Tổng phát sinh Bên Có TK 511
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 Là các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu Mã số 01 – Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán 11 Là tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn Tổng phát sinh Bên Nợ TK 632
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán Mã số 10 – Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 Là doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ gồm: lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng… Tổng phát sinh Có TK 515
7. Chi phí tài chính 22 Là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ gồm: tiền lãi vay phải trả, chi phí liên quan đến việc cho thuê bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… Tổng phát sinh Nợ TK 635
– Trong đó: chi phí lãi vay 23 Là chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ Căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay trên TK 635
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 Gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chi phí nhân viên, chi phí mua dịch vụ mua ngoài… Tổng phát sinh Nợ TK 642
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21-22) – 25 – 26) 30 Là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Mã số 20+ Mã số 21- Mã số 22- Mã số 24
10. Thu nhập khác 31 Là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường như: thu nhập từ ượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi….. Tổng phát sinh Có TK 711
11. Chi phí khác 32 Là tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,…. Tổng phát sinh Nợ TK 811
12. Lợi nhuận khác 40 Là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 31 – Mã số 32
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 Là tổng số lợi nhuận kế toán trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Mã số 30 – Mã số 40
15. Lợi nhuận sau thuế 60 Là tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm Mã số 50 – Mã số 51

>>> Xem thêm: Tổng hợp 6 phương pháp tính giá thành phổ biến nhất

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu thêm về vai trò của báo cáo này và cách để tạo ra một báo cáo hoàn chỉnh.

Rate this post

Related Posts