Kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc của kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận quan trọng trong mỗi công ty. Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này và giúp các bạn tìm hiểu về công việc của kế toán doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận trong doanh nghiệp có nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, thông tin kinh tế bằng hình thức thời gian lao động, giá trị, hiện vật. Trong một doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, gồm có 2 mảng là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Kế toán doanh nghiệp thu thập và xử lý số liệu

Kế toán doanh nghiệp thu thập và xử lý số liệu

Các thành phần trong kế toán doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, kế toán doanh nghiệp gồm 3 thành phần là kế toán, giao dịch và hạch toán:

  • Kế toán: Kế toán hàng hóa, kế toán nguyên vật liệu, sản phẩm, kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
  • Giao dịch: Quản lý và giám sát các giao dịch bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ của doanh nghiệp, các giao dịch mua bán, biếu tặng, góp vốn tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình.
  • Hạch toán: Hạch toán với khách hàng, hạch toán tiền lương với người lao động, hạch toán tạm ứng với nhân viên,…
Kế toán doanh nghiệp gồm kế toán, giao dịch và hạch toán

Kế toán doanh nghiệp gồm kế toán, giao dịch và hạch toán

Công việc của kế toán doanh nghiệp

Công việc của kế toán doanh nghiệp cũng khá đa dạng và gần giống với kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, 2 mảng kế toán này vẫn có những sự khác biệt. Theo đó, kế toán doanh nghiệp phải làm những công việc như sau:

  • Thu thập, kiểm tra tính chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ phát sinh trong hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy đó làm cơ sở xử lý, tính toán, ghi nhận, đối chiếu và hạch toán các bút toán kế toán của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký chứng từ kế toán theo nguyên tắc kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị định kỳ hoặc lập theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
  • Kê khai, báo cáo thuế định kỳ để trình lên cơ quan thuế.
Công việc của kế toán doanh nghiệp khá giống kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán doanh nghiệp khá giống kế toán tổng hợp

>>> Xem thêm: Kế toán kho là gì? Nhiệm vụ của kế toán kho trong doanh nghiệp

Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất

Kế toán của một doanh nghiệp sản xuất sẽ làm việc theo quy trình với 6 bước như sau:

Bước 1: Tổng hợp nghiệp vụ phát sinh

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm việc của một kế toán doanh nghiệp sản xuất. Tổng hợp nghiệp vụ kinh tế sẽ tập hợp đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, chi phí trong kỳ tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra được tính hợp lý, hợp pháp của các loại chứng từ trước khi hạch toán.

Bước 2: Lập chứng từ gốc

Chứng từ gốc là các loại chứng từ được lập ngay sau khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành. Chứng từ gốc bao gồm hóa đơn, phiếu xuất nhập kho, lệnh thu chi. Lập chứng từ gốc chính là lập chứng từ dựa trên các chứng từ đã tổng hợp để xây dựng hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất

Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất

Bước 4: Ghi sổ

Từ các loại chứng từ gốc vừa được lập đã qua kiểm tra, đối chiếu, kế toán sẽ bắt đầu hạch toán theo nguyên tắc kế toán và quy định hiện hành. Công việc này còn được gọi là ghi sổ kế toán. Ngày nay, việc ghi sổ đã được hỗ trợ bởi các phần mềm kế toán hiện đại, giúp hạn chế sai sót và rút ngắn thời gian.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh là báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản kế toán trong kỳ của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối số phát sinh, người ta sẽ nắm được tình hình tăng giảm của tài sản và nguồn vốn. Kế toán dựa trên số liệu được thu thập trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo mẫu F01-DNN hoặc mẫu S06-DN.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Theo quy định thì kế toán có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo tài chính vào cuối mỗi kỳ. Những tài liệu này được sử dụng để phục vụ công tác quản lý của cơ quan Thuế và ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với kế toán doanh nghiệp

Một kế toán doanh nghiệp chuyên nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:

  • Có kiến thức chuyên môn tốt: Công việc của kế toán doanh nghiệp đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nên một nhân viên kế toán doanh nghiệp cần phải nắm vững kiến thức và các nghiệp vụ chuyên môn.
  • Cập nhật các quy định pháp luật: Kế toán và pháp luật có mối liên hệ rất mật thiết. Kế toán doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định, nguyên tắc do pháp luật đặt ra.
  • Sử dụng ngoại ngữ và tin học văn phòng thành thạo: Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kế toán doanh nghiệp cần phải biết ngoại ngữ và thông thạo tin học văn phòng. Vì với kế toán, tin học sẽ là nền tảng vững chắc hỗ trợ công việc cho các bạn.
Kế toán doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn tốt

Kế toán doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn tốt

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về công việc của kế toán doanh nghiệp và cũng là câu trả lời cho câu hỏi “kế toán doanh nghiệp là gì”. Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng các bạn sẽ có định hướng công việc phù hợp với bản thân.

 

Rate this post

Related Posts