Account payable là gì? Giải đáp thắc mắc về account payable

Account payable là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Tuy nhiên, nếu không trực tiếp trong 2 lĩnh vực đó thì không phải ai cũng hiểu được account payable là gì và nó có vai trò như thế nào. Để tìm hiểu thêm về thuật ngữ account payable, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Account payable là gì?

Account payable được viết tắt là AP, trong tiếng Việt có nghĩa là khoản phải trả. Đây là thuật ngữ được dùng để nói về những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một khoảng thời gian nào đó và thường là một năm. Những khoản nợ được nhắc đến ở đây đều là nợ ngắn hạn.

account payable là gì

account payable là gì

Ngoài ra, người ta còn dùng AP để đặt tên cho một bộ phận trong doanh nghiệp. Bộ phận AP có trách nhiệm quản lý và thanh toán tất cả các khoản nợ đối với chủ nợ hoặc nhà đầu tư của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, thuật ngữ account payable còn thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày, chỉ những khoản chi cho dịch vụ tiêu dùng tối thiểu mỗi tháng như tiền nước hay tiền điện.

Công nợ là gì?

Để có thể hiểu rõ hơn về account payable thì bạn cần nắm được những điều cơ bản về công nợ. Công nợ chính là những khoản nợ phải thu và cũng là những khoản nợ phải trả của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.

Công nợ là gì?

Công nợ là gì?

Trong doanh nghiệp thì công nợ bao gồm những khoản sau:

  • Phải thu khách hàng: Là toàn bộ giá trị hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cho khách hàng nhưng chưa thu được.
  • Phải trả người bán: Là toàn bộ giá trị hàng hóa/ dịch vụ doanh nghiệp đã nhận từ người bán nhưng chưa thanh toán.
  • Các khoản phải thu và phải trả khác: Là những khoản phải thu khách hàng khác nhau nhưng chưa xác định được, đang chờ cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc là khoản thu từ việc cá nhân hoặc tập thể làm hỏng, làm mất, thất thoát hàng hóa/ dịch vụ.
  • Tạm ứng: Là khoản tiền đã giao cho người nhận (có thể là người lao động) dựa trên thỏa thuận thực hiện phần công việc đã được chấp nhận.

Đặc điểm của account payable

Account payable có những đặc điểm như sau:

  • Là một hình thức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Khoản phải trả sẽ được kế toán ghi nhận là khoản nợ của doanh nghiệp nhưng sẽ không phát sinh lãi vay.
  • Khoản phải trả sẽ được ghi nhận cùng với phần chi phí mua hàng của doanh nghiệp.
  • Không làm ảnh hưởng đến dòng tiền vì thực tế là doanh nghiệp chưa trả cho chủ nợ/ nhà đầu tư.

>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán cần nhớ 

Phân tích vòng quay account payple

Vòng quay khoản phải trả là một chỉ số được dùng để thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn, xác định tốc độ thanh toán nợ của doanh nghiệp cho các nhà cung cấp. Người ta sẽ dùng chỉ số này để xác định xem doanh nghiệp muốn thanh toán hết các khoản phải trả trong một năm thì cần trả bao nhiêu lần.

Phân tích vòng quay account payple

Phân tích vòng quay account payple

Dựa vào chỉ số vòng quay khoản phải trả, người ta có thể biết được cách mà một doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng. Nếu chỉ số này quá thấp thì cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ uy tín của doanh nghiệp.

Các vị trí kế toán có liên quan đến account payable

Payable account

Payable account là bộ phận kế toán thanh toán. Họ có vai trò lập các chứng từ thu – chi trong công ty khi phát sinh nghiệp vụ sử dụng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho chủ nợ. Kế toán thanh toán phải quản lý các khoản thu, quản lý các khoản chi, kiểm soát thu ngân và theo dõi quản lý quỹ tiền mặt.

Các vị trí kế toán có liên quan đến account payable

Các vị trí kế toán có liên quan đến account payable

Receivable accountant

Receivable accountant là bộ phận kế toán công nợ. Họ có vai trò theo dõi các khoản công nợ gồm công nợ nội bộ, công nợ với khách hàng và các loại công nợ khác. Kế toán công nợ và kế toán thanh toán không giống nhau nhưng có sự liên hệ mật thiết trong công việc.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về account payable và cũng là câu trả lời cho câu hỏi account payable là gì. Hy vọng bài viết vừa rồi của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm kiến thức về kế toán.

 

 

 

Rate this post

Related Posts